Nhiều người vẫn sử dụng mặt nạ để chăm sóc da mặt thường xuyên, nhưng lại không mấy ai biết được những điều cần chú ý trong quá trình sử dụng vật dụng này. Nếu như trước đó, bạn đã phải rửa mặt sạch rồi thì đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không? Đó là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc. Để không phải mắc những sai lầm khi đắp mặt nạ, hãy theo dõi bài viết sau nhé!
1.Đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?
Việc đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không còn phụ thuộc vào loại mặt nạ mà bạn đang sử dụng.
1.1 Mặt nạ giấy.
Đây là loại mặt nạ được sử dụng rất phổ biến, nó được tích hợp khá nhiều dưỡng chất, mang lại các công dụng hữu ích cho da mặt của các chị em phái đẹp. Với việc tiện lợi và rất dễ sử dụng, ở bất cứ nơi đâu chúng ta cũng có thể sử dụng mặt nạ giấy để chăm sóc da. Vậy mặt nạ giấy tốt như vậy thì sau khi đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?
Đối với loại mặt nạ giấy này, sẽ có những loại cần rửa lại với nước và những loại không cần rửa lại với nước. Nhưng theo các chuyên gia, sau khi đắp mặt nạ giấy xong, bạn nên rửa mặt lại với nước để đảm bao da được sạch sẽ và thông thoáng.
Bởi vì da chúng ta không thể hấp thụ được hết tinh dưỡng chất có trong mặt nạ, mà nó chỉ cần lấy những thứ cần và để để nuôi dưỡng thôi. Cho nên, sau khi đắp mặt nạ giấy chúng ta nên rửa sạch với nước để các tinh chất còn thừa được loại bỏ và không gây tắc lỗ chân lông và kích ứng.
Đặc biệt môi trường ở nước ta khiến cho tuyến dầu hoạt động rất mạnh mẽ, dễ gây mụn. Do đó, tốt nhất là bạn vẫn nên rửa mặt sau khi đắp mặt nạ giấy nhé!
1.2 Mặt nạ gel.
Đối với dạng gel này liệu rằng, đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không? Câu trả lời chắc chắn là có nhé các nàng. Loại mặt nạ này chứa khá nhiều dưỡng chất cô đặc, mềm mượt, giúp cung cấp nước cho da rất hiệu quả. Nên nó rất phù hợp với làn da khô, hoặc những ai đang cần cấp nước cấp ẩm cho da.
Tuy nhiên, dù là loại mặt nạ gel nhẹ nhàng đi chăn nữa thì bạn cũng cần rửa mặt lại sau khi đắp, nếu không muốn da mình bị khô và kích ứng nhé!
1.3 Mặt nạ nguyên liệu có sẵn, tự nhiên.
Thông thường, loại mặt nạ này sẽ có những công thức pha trộn nhiều nguyên liệu với nhau như dưa leo, sữa chua, nghệ, trà xanh,… Sau khi đắp xong, trên mặt bạn sẽ còn rất nhiễu bã hoặc hỗn hợp các nguyên liệu, nếu không được làm sạch sẽ gây nhờn rít và tắt lỗ chân lông.
Vậy chắc hẳn bạn cũng đã biết đáp án cho câu hỏi “đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không?” rồi đúng không nào. Đúng như vậy, rửa mặt sau khi đắp mặt nạ này chính là điều nhất định phải rửa mặt thật sạch. Thậm chí, bạn còn có thể sử dụng sữa rửa mặt để có thể tăng cao hiệu quả làm sạch và cũng dưỡng da được tốt hơn.
1.4 Mặt nạ ngủ.
Đây là một loại mặt nạ dịu nhẹ, bạn có thể sử dụng nó và để qua đêm mà không cần rửa lại sau khi thoa. Loại mặt nạ này có tác dụng cấp ẩm và nhiều dưỡng chất cho da.
Nó có khả năng giúp da chống lại các dấu hiệu lão hóa và mang lại một làn da tươi tắn, trẻ trung vào ngày hôm sau. Tuy không cần rửa lại sau khi thoa mặt nạ ngủ, nhưng vào sáng mai thức dậy bạ cần làm sạch da mặt kỹ càng nhé.
Bên cạnh các loại mặt nạ trên, cũng có một số loại chăm sóc da chuyên sâu khác như: mặt nạ sủi bọt, mặt nạ bùn, mặt nạ tẩy tế bào chế, mặt nạ lột mụn… Tất cả chúng điều cần phải rửa mặt lại sau khi đắp.
2.Sai lầm khi đắp mặt nạ thường gặp là gì?
Nhiều người vẫn dùng mặt nạ thường xuyên nhưng lại không tìm hiểu rõ nó. Do đó họ không chỉ không biết khi đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không, mà còn thường mắc phải những sai lầm, gây tổn thương da nhiều hơn. Dưới đây là những sai lầm khi đắp mặt nạ của nhiều người.
2.1 Đắp mặt nạ quá nhiều.
Sử dụng quá nhiều không chỉ không mang lại hiệu quả cao hơn mà nó còn gây ra hậu quả nặng nề cho da mặt . Khi chịu quá nhiều tác động từ mặt nạ, lớp dầu tự nhiên của da sẽ bị kích thích và tiết ra mạnh mẽ hơn, khiến cho da mặt dễ bị kích ứng và nổi mụn.
Tần suất đắp mặt nạ hợp lý là từ 2 – 3 lần / tuần. Còn đối với các bạn sở hữu làn da nhạy cảm hoặc quá yếu, thì chỉ nên đắp mặt nạ từ 1 – 2 lần/tuần thôi nhé! Với tần suất như thế là đủ cho bạn để có một làn da tươi sáng, căng mịn và tràn đầy sức sống rồi.
2.2 Đắp mặt nạ liền khi mới rửa mặt xong.
Đây là lỗi sai phổ biến mà người mắc phải nhất. Ngay sau khi mới rửa mặt da bạn sẽ bị mất cân bằng độ ẩm cũng như độ pH. Lúc này da cần phải có một khoản thời gian nhất định để có thể cân bằng trở lại. Do đó, bạn không nên đắp mặt nạ ngay sau khi rửa mặt để tránh bị kích ứng không đáng có.
Trong trường hợp bạn không muốn đợi lâu và để nâng cao khả năng dưỡng da, bạn có thể sử dụng nước hoa hồng hoặc toner để cân bằng cho da. Sau khi sử dụng một trong hai sản phẩm này, da bạn sẽ được làm sạch sâu hơn, độ ẩm và pH ở các vùng da khác nhau cũng được cân bằng lại. Lúc này bạn đắp mặt nạ thì da sẽ dễ dàng hấp thu các dưỡng chất từ nó hơn.
2.3 Lớp mặt nạ quá dày.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, lớp mặt nạ càng dày thì lại càng nhiều dưỡng chất được cung cấp cho da. Tuy nhiên đây là nhận định không hoàn toàn đúng.
Trong một vài trường hợp, lớp mặt nạ dày giúp nhiệt độ da mặt tăng lên, từ đó máu được lưu thông nhanh hơn và dưỡng chất cũng sẽ thẩm thấu vào da tốt hơn. Thế nhưng khi lớp mặt nạ quá dày cũng sẽ làm cho da bị bít lại, khiến cho lỗ chân lông trên mặt bị nở to, tọa điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn dễ xâm nhập vào da hơn.
Do đó bạn cần phải tìm hiểu rõ mức độ lớp mặt nạ muốn đắp để có thể đạt được hiệu quả chăm sóc da tốt hơn.
2.4 Sử dụng mặt nạ quá lâu.
Đắp mặt nạ luôn có một khoản thời gian nhất định nên bạn không nên vượt qua ngưỡng thời gian này. Đắp mặt nạ quá lâu là một trong những nguyên nhân khiến cho da bị mất nước và mất đi các dưỡng chất đã hấp thụ.
Đối với những sản phẩm làm sẵn, bạn nên tuân thủ theo thời gian đắp mặt nạ có trên bao bì sản phẩm. Còn đối với các loại mặt mặt nạ tự nhiên là tại nhà thì bạn có thể đắp từ 15 – 20 phút. Chỉ với khoản thời gian như thế, da cũng đã lấy đủ các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng và phát triển tốt hơn.
2.5 Rửa mặt sau khi đắp mặt nạ không đúng cách.
Bạn đã biết rằng, khi đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không rồi, nhưng bạn đã biết cách rửa mặt cho đúng chưa?
Quy trình rửa mặt sau khi đắp mặt nạ tốt nhất bao gồm có 2 bước.
Bước 1: Rửa mặt bằng nước ấm để rửa sạch mặt nạ khỏi da và không cần dùng sữa rửa mặt.
Bước 2: Rửa lại một lần nữa với nước lạnh để se khít lỗ chân lông, từ đó da được sạch sẽ và ít bị bắt bụi hơn.
3.Chọn loại mặt nạ phù hợp cho từng làn da.
Biết được đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không rồi, nhưng bạn còn phải biết cách chọn loại mặt nạ phù hợp cho da mình nữa chứ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mặt nạ với nhiều công năng khác nhau, nhưng để có thể nâng cao khả năng chăm sóc da với mặt nạ, bạn cần chọn những sản phẩm phù hợp với loại da của mình
3.1 Da dầu.
Nên chọn loại mặt nạ có có khả năng làm se khít lỗ chân lông, kiềm dầu và làm giảm tuyến bã nhờn. Tuyệt đối tránh các sản phẩm có chứa sáp ong, oliu, … vì sẽ khiến da bạn bị bít, nhiều dầu hơn.
3.2 Da khô.
Nên ưu tiên những loại mặt nạ có thành phần cấp ẩm và giữ ẩm sâu như chiết xuất từ bơ, sữa chua, oliu,… Tránh những loại dưỡng trắng có chứa cồn.
3.3 Da hỗn hợp.
Sử dụng những mặt nạ chứa collagen, chiết xuất thảo mộc thiên nhiên… vừa cung cấp độ ẩm cho da lại vừa có thể kiểm soát bã nhờn hiệu quả.
3.4 Da nhạy cảm.
Cần lựa chọn những mặt nạ có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, không gây kích ứng.
3.5 Da mụn.
Mặt nạ có chứa đất sét và các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, làm dịu da sẽ rất phù hợp với loại da này. Nên tránh các thành phần tinh dầu, tạo mùi và làm sạch mạnh, bởi chúng sẽ làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn thôi.
4.Kết:
Vậy là bài viết này cũng đã giải đáp thắc mắc “đắp mặt nạ xong có cần rửa mặt không” cho bạn rồi. Nhưng để hiệu quả chăm sóc da với mặt nạ được phát huy tối đa, bạn cũng nên tránh mắc các sai lầm mà chúng tôi đã đề cập đến nhé. Chúc bạn sẽ sở hữu một làn da tươi sáng rạng ngời, tràn đầu sức hút.