Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Home REVIEW MẶT NẠ Trước Khi Đắp Mặt Nạ Nên Làm Gì? Chuẩn Bị 5 Việc...

Trước Khi Đắp Mặt Nạ Nên Làm Gì? Chuẩn Bị 5 Việc Cần Làm

Đắp mặt nạ đã trở thành thói quen làm đẹp của nhiều người. Đây là cách bạn có thể cung cấp các dưỡng chất một cách trực tiếp cho da, mang lại một làn da tươi sáng và trẻ trung. Tuy nhiên nhiều người vẫn không biết trước khi đắp mặt nạ nên làm gì để nó có thể phát huy tối đa công dụng. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này.

1.Công dụng của việc đắp mặt nạ.

Mặt nạ hay còn nhiều người gọi là Mask, là một phương pháp chăm sóc da rất hiệu quả. Bởi hầu hết các loại mặt nạ trên thị trường hiện nay đều chứa rất nhiều dưỡng chất có tác dụng nuôi dưỡng và điều trị chuyên sâu cho da.

Tuy nhiên, công dụng của mặt nạ còn phụ thuộc vào loại mặt nạ bạn đang sử dụng và tình trạng da cũng như mục đích mà người sử dụng hướng đến. Thông thường đắp mặt nạ sẽ mang lại những lợi ích sau:

Công dụng của việc đắp mặt nạ.

1.1 Làm sạch da:

Đắp mặt nạ giúp tẩy tế bào chết, loại bỏ các yếu tố độc hại trên bề mặt da, làm sạch da từ bên trong và giúp da được sạch sẽ, thông thoáng.

1.2 Giữ ẩm:

Đối với một số loại mặt nạ có các thành phần dưỡng ẩm, nó sẽ giúp cung cấp độ ẩm và củng cố lớp màng bảo vệ da, hạn chế mất nước. Từ đó, da được giữ ẩm, mềm mại và tươi sáng hơn sau khi sử dụng

1.3 Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da:

Mặt nạ sẽ giúp bạn cung cấp một số dưỡng chất khoáng, dưỡng trắng, làm săn mịn da,… giúp da khỏe mạnh và căng tràn sức sống.

1.4 Điều trị một số vấn đề về da:

Mặt nạ sẽ giúp chúng ta điều trị một số vấn đề da như mụn, nám, da khô,…

1.5 Làm chậm quá trình lão hóa da:

Nhiều loại mặt nạ có collagen, giúp da bóng khỏe, săn chắc và cải thiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, vết chân chim và nám.

1.6 Thư giãn:

sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, bạn chỉ cần đắp một chiếc mặt nạ bên cạnh tiếng nhạc du dương là đủ để thư giãn và giải tỏa căng thẳng rồi.

Mặt nạ có công dụng tốt như thế nhưng nếu bạn đắp mặt nạ không đúng cách, hoặc không biết trước khi đắp mặt nạ nên làm gì, thì hiệu quả mang lại cũng không cao.

2.Trước khi đắp mặt nên là gì?

Hiện nay, mặt nạ đã trở thành một trong những vật dụng chăm sóc sắc đẹp thiết yếu của các chị em phái đẹp. Để mặt nạ có thể phát huy hết công dụng của nó, bạn phải biết  trước khi đắp mặt nạ nên làm gì?

Dưới đây là những điều bạn nên làm trước khi đắp mặt nạ.

Trước khi đắp mặt nên là gì?

2.1 Chuẩn bị mặt nạ

Đới với những bạn mới bước chân vào con đường skincare, bạn nhất định phải tìm hiểu thật kỹ các loại mặt nạ phù hợp với làn da của mình.

Hiện nay có khá nhiều loại mặt nạ làm sẵn trên thị trường, mỗi loại nó lại mang đến một công dụng khác nhau và phù hợp với một làn da khác nhau.

Đối với da khô bạn nên chọn những loại mặt nạ có khả năng cấp ẩm và dưỡng ẩm hiệu quả, thành phần chứa các loại dầu dưỡng thiên nhiên.

Đối với da dầu, bạn nên lựa chọn các loại mask kiềm dầu hay không chứa dầu, giúp cân bằng ẩm cho làn da. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không sử dụng các loại mặt nạ chiết xuất olive hay sáp ong….

Đối với da mụn, bạn nên chọn mặt nạ chứa thành phần đất sét cùng hoạt chất có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, làm sạch dịu nhẹ. Nên tránh các loại có chứa tinh dầu, hương liệu, bởi chúng sẽ làm da bạn nhiều mụn hơn thôi.

Đối với da nhạy cảm, bạn nên ưu tiên sử dụng mặt nạ chiết xuất thiên nhiên, dịu nhẹ, không gây kích ứng, mặt nạ không sử dụng chất tạo màu, tạo hương. Các loại mask nha đam, trà xanh, dầu oliu, vitamin, bạc hà hay tảo biển… sẽ rất tốt cho loại da này đấy.

Còn với da hỗn hợp, bạn nên đắp xen kẽ hai loại mặt nạ cho hai vùng da khác nhau. Nếu bạn chọn được một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cả hai loại da này thì thật là tuyệt vời.

2.2 Làm sạch da.

Nếu bạn hỏi rằng, trước khi đắp mặt nạ nên làm gì nhất, thì câu trả lời nhất định sẽ là làm sạch da. Đây là bước giúp bạn loại bỏ hết bụi bẩn, bã nhờn cũng như vi khuẩn trên bề mặt da.

Từ đó các lỗ chân lông được thông thoáng và tạo điều kiện cho các dưỡng chất của mặt nạ được thấm sau vào tế bào da nhanh chóng. Không chỉ trước khi đắp mặt nạ, tất cả các quy trình dưỡng da cơ bản đều cần phải làm sạch da trước đó, nếu bạn không muốn tình trạng da của mình trở nên tồi tệ hơn.

Bạn có thể bắt đầu làm sạch da mình bằng bước tẩy trang nhẹ nhàng. Bạn sử dụng các loại tẩy trang phù hợp với da mình và loại bỏ sơ bộ các chất bẩn hay lớp trang điểm trên gương mặt.

Bước tiếp theo là làm sạch lại với sữa rửa mặt và nước sạch. Tương tự, bạn cũng nên chọn loại sữa rửa mặt thích hợp với bản thân, không chứa cồn, các chất tạo mùi dễ gây kích ứng. Đặc biệt, khi tẩy trang và rửa mặt, thao tác của bạn cần nhẹ nhàng để tránh tác động mạnh đến cấu trúc da, gây tổn thương nhiều hơn.

2.3 Cân bằng da mặt bằng nước hoa hồng hay toner. 

Thoa toner hay nước hoa hồng hay được gọi chung là nước cân bằng da, chúng là công cụ rất tốt cho việc cân bằng lại độ ẩm hay độ pH cho toàn bộ da mặt. Bên cạnh đó, độ ẩm và độ pH trên da cũng không tương thích với mặt nạ, nên rất dễ xung đột với nhau.

Cân bằng da là giải pháp ưu việt, giúp da của bạn được làm sạch hiệu quả hơn, tránh được những kích thích hay dị ứng không đáng có.

Bạn nên sử dụng nước cân bằng da 2 lần mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất sau khi rửa mặt và trước khi đắp mặt nạ nhé. Nó sẽ giúp bạn làm sạch sâu các lỗ chân lông và loại bỏ những bụi bẩn hoặc thành phần hóa học có trong sữa rửa mặt trên da.

2.4 Tẩy tế bào chết.

Bạn có biết rằng, nếu chỉ sử dụng tẩy trang và sữa rửa mặt hay nước cân bằng thì vẫn chưa đủ để làm sạch da hoàn toàn. Trong thời gian dài, các tế bào da sẽ bị sừng hóa tạo thành tế bào chết và tích tụ sâu bên trong da, rất khó để loại bỏ.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc lỗ chân lông và nổi mụn. Vậy bạn đã biết trước khi đắp mặt nạ nên làm gì nữa chưa? Đúng vậy, chúng ta còn thực hiện tẩy da chết định kỳ nữa đây.

Tẩy tế bào chết là bước hỗ trợ cho việc làm sạch da mặt một cách tối ưu, giúp da ở trong trạng thái sẵn sàng đón nhận các dưỡng chất có trong mặt nạ để nuôi dưỡng da.

Tuy nhiên bạn chỉ nên tẩy da chết từ 2 đến 3 lần mỗi tuần, phải sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, thành phần tự nhiên lành tính và an toàn cho da. Đối với các bạn da nhạy cảm và da mụn, nên tránh sử dụng các loại tẩy tế bào chết vật lý để tránh gây tổn thương cho da.

Bước tẩy tế bào chết này sẽ được thực hiện ngay sau khi làm sạch da và trước khi thoa nước cân bằng nhé!

2.5 Xông hơi da mặt.

Xông hơi da mặt bằng dược liệu tự nhiên là phương pháp giúp bạn gia tăng hiệu quả của việc đắp mặt nạ. Khi xông hơi, các lỗ chân lỗ được giãn nở, tạo điều kiện cho các dưỡng chất của mặt nạ được hấp thu một cách dễ dàng nhất.

Bạn nên thực hiện phương pháp này từ 1 đến 2 lần mỗi tuần. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước nóng và một loại tinh dầu thiên nhiên hoặc các nguyên liệu tự nhiên yêu thích.

Tiếp theo là nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu vào chậu nước nóng hoặc đun xôi nước với nguyên liệu chuẩn bị. Sau đó dùng khăn trùm kín lại và để mặt cách chậu nước khoảng 20cm, thư giãn cho đến khi nước hết nóng. Cuối cùng là rửa mặt lại với nước lạnh để lỗ chân lông được se khít.

3.Các bước đắp mặt nạ đúng nhất. 

Qua phần trên, bạn đã biết trước khi đắp mặt nạ nên làm gì rồi phải không nào. Vậy tại sao không thâm khảo thêm quy trình đắp mặt nạ đúng cách của chúng tôi ngay sau đây.

Các bước đắp mặt nạ đúng nhất

Bước 1: Làm sạch da mặt

Như đã đề cập ở trên, việc làm sạch da mặt là vô cùng quan trọng đối với quy quá trình chăm sóc da nói chung và đắp mặt nạ nói riêng. Một da mặt sạch thì bạn mới đảm bảo đủ điều kiềm cho mặt nạ phát huy hết công năng của mình. Sau khi rửa mặt, nhất định không được bỏ qua bước cân bằng da nhé!

Bước 2: Đắp mặt nạ.

Nếu bạn sử dụng mặt nạ giấy làm sẵn thì hãy tìm hiểu công dụng của nó và chọn loại phù hợp với da mặt cũng như mục đích mà bạn đang hướng tới nhé!

Cách sử dụng mặt nạ này phổ biến nhất là đắp từ dưới lên trên, sau đó massage từ 2 – 3 phút cho các dưỡng chất được thẩm thấu, chừa vùng môi lỗ mũi và mắt ra nhé.

Đối với các loại mặt nạ đất sét, mặt nạ bùn hay gel, thì bạn thoa đều sản phẩm lên toàn bộ vùng da mặt của mình, chừa phần mắt và mũi.

Tương tự với các loại mặt nạ tự làm ở nhà, bại chỉ cần quét nó lên toàn bộ khuôn mặt là được, chừa mắt và mũi.

Bước 3: Thư giản.

Thông thường, thời gian đắp mặt nạ sẽ kéo dài từ 10 – 15 phút. Bên cạnh đó, cũng có những loại cho phép đắp lên tới 20 phút và có loại chỉ cần khoảng 5 phút thôi. Cho nên, các nàng cần phải tìm hiểu kỹ thời gian của từng loại mặt nạ để đạt hiệu quả cao nhé! Trong khoản thời gian này bạn có thể thư giãn để cơ thể thoải mái hơn.

Bước 4: Làm sạch da lại.

Sau khi thư giãn, bạn tháo mặt nạ từ dưới lên trên và dùng nước sạch ấm để rửa lại mặt. Còn đối với các loại mask quét trực tiếp lên da, bạn phải rửa sạch thật kỹ tránh để nó còn bám lại, gây bít tắc lỗ chân lông nhé.

Bước 5: Dưỡng da.

Bạn chỉ cần thoa dưỡng ẩm cho da để da được đảm bảo độ ẩm cần thiết. Đây là khâu mà nhiều chị em thường bỏ qua, nhưng nó lại khá quan trọng. Bước này sẽ góp phần tăng cường dưỡng chất và mang lại một làn da tươi sáng, rắn chắc, mịn màng hơn.

4.Kết:

Nhiều người vẫn nghĩ rằng đắp mặt nạ chỉ đơn giản là cho nó lên mặt thôi. tuy nhiên, còn có rất nhiều thứ phải lưu ý khi đắp mặt nạ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề trước khi đắp mặt nạ nên làm gì. Hãy đắp mặt nạ đúng cách để da được chăm sóc tốt hơn nhé!

RELATED ARTICLES
- Advertisment -

Most Popular

Recent Comments