THÀNH PHẦN MỸ PHẨM

Petrolatum Là Gì? 3 Tác Dụng Petrolatum Trong Mỹ Phẩm

By admin

July 27, 2021

Petrolatum nghe có vẻ xa lạ, nhưng rất có thể bạn vẫn đang sử dụng thành phần này thường xuyên đấy. Nó là thành phần khá phổ biến trong các sản phẩm chăm các nhân và mỹ phẩm. Vậy bạn có tò mò Petrolatum là gì và nó có độc hại không nào? Nếu có thì đây chắc chắn là bài viết hữu ích dành cho bạn.

1.Petrolatum Là Gì?

Hiện nay, Petrolatum được biết đến như là một thành phần biến trong mỹ phẩm, tuy nhiên không mấy ai biết được Petrolatum là gì, mặc dù họ đã sử dụng nó rất nhiều.

Petrolatum còn có cái tên là petrolatum jelly hoặc white petrolatum, đây là một hỗn hợp của dầu khoáng tự nhiên và sáp, có màu vàng nhạt hoặc không màu. Nó được ứng dụng nhiều trong các dược phẩm trị nấm móng chân, phát ban, chảy máu cam, và cả bị cảm lạnh… đồng thời chúng còn được ứng dụng nhiều trong thành phần của mỹ phẩm.

Chất này được phát hiện đầu tiên vào năm 1859, bởi nhà hóa học Robert Augustus Chesebrough. Petrolatum là một sản phẩm phụ của quá trình lọc dầu. Chesebrough nhận thấy rằng, các công nhân dầu mỏ sẽ sử dụng một loại sáp có màu mỡ để chữa lành vết thương và vết bỏng của họ. Sau đó, ông đã đóng gói loại sáp này lại để mang về nghiên cứu.

Sau khi đã nghiên cứu thành công, năm 1870, nhà hóa học này đã mở nhà máy sản xuất Petrolatum đầu tiên tại Brooklyn với cái tên Vaseline. Cho đến hiện nay, Vaseline đã trở thành một hãng mỹ phẩm được nhiều người biết đến.

2.Tác Dụng Của Petrolatum Trong Mỹ Phẩm Là Gì?

2.1 Duy trì độ ẩm cho da.

Mặc dù bản thân Petrolatum không làm ẩm da, nhưng nó có thể giúp giữ lượng ẩm hiện có, thông qua việc làm giảm sự mất nước của da. Khi bôi lên da, Petrolatum với độ nóng chảy gần giống với nhiệt độ cơ thể sẽ tạo thành màng chống thấm ngăn chặn sự thoát hơi nước giữ nước trong lớp sừng . Điều này đồng nghĩa với việc, nó sẽ kết hợp rất tốt với các loại mỹ phẩm dưỡng ẩm.

Bên cạnh đó, nó còn có thâm nhập sâu vào vùng da bị tổn thương và tăng cường khôi phục hàng rào bảo vệ da, giữ cho da luôn khỏe mạnh và đầy đủ độ ẩm.

2.2 Giảm thiểu vảy và sẹo.

Với việc có thể hỗ trợ tái tạo lại các cấu trúc của các tế bào bị hư tổn, giúp cải thiện khả năng giữ nước của chúng, từ đó giúp giảm thiểu vảy và sẹo. Bôi thành phần này lên vết cắt nhỏ, vết xước và vết bỏng có thể hạn chế nguy cơ hình thành sẹo.

2.3 Đẩy nhanh quá trình khôi phục và làm lành vết thương.

Petrolatum tạo thành một hàng rào bảo vệ da, giúp bảo vệ vết thương trước các vi khuẩn và yếu tố gây nhiễm trùng, từ đó đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết thương.

Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu giữ petrolatum với bacitracin – một loại kháng dinh tại chỗ – cho thấy, petrolatum có khả năng phòng tránh nhiễm trùng tương đương với bacitracin Hơn thế nữa nó còn được cho là ăn toàn hơn bacitracin vì không gây dị ứng và sốc phản vệ.

3.Mức Độ An Toàn Của Petrolatum.

Petrolatum là gì và mức độ an toàn của nó như thế nào luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nhiều chuyên gia đã khẳng định, khi Petrolatum được tính chế đúng cách, nó sẽ không gây tổn hại cho sức khỏe con người.

Hiệp hội sức khỏe của Canada đã công nhận, hợp chất này hoàn toàn không gây hại. Bên cạnh đó, CCFTA – Hiệp hội Cosmetic, Toiletry and Fragrance Association CCFTA, chuyên tư vấn các thành phần và nguyên liệu cũng đã khẳng định tính an toàn của Petrolatum. Đồng thời, cơ quan dược phẩm Hoa Kỳ – FDA  đã chấp thuận cho phép sử dụng hợp chất này.

Tuy nhiên quá trình tinh chế Petrolatum tồn tại nhiều nguy cơ nhiễm bẩn từ hydrocarbons (PAHs) . Các hydrocarbons này được chương trình Chất độc quốc gia (NTP) khuyến cáo là có chứa các chất gây ung thư. Đây cũng chính là lý do khiến EWG – Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm cân nhắc thêm về việc đưa Petrolatum vào nhóm các chất nguy hiểm vừa.

Đặc biệt, Liên minh châu Âu – EU đã liệt Petrolatum vào danh sách những chất gây nguy hiểm và chỉ cho phép loại dầu thô cao cấp mới được sử dụng trong mỹ phẩm.

Có thể thấy, mức độ an toàn của Petrolatum hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi nhiều. Thế nên những sản phẩm có chứa hoạt chất này cần phải được nghiên cứu thêm, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

4.Tác Dụng Phụ Của Petrolatum.

Khi tìm hiểu về Petrolatum là gì, chắc bạn cũng thắc mắc nó có những tác dụng phụ nào phải không? Dưới đây là một số tác dụng phụ tìm ẩn của hoạt chất này.

4.1 Gây dị ứng.

Một số người có làn da nhạy cảm có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban… Nguyên nhân là do Petrolatum có nguồn gốc từ dầu mỏ có ảnh hưởng xấu với da nếu không được đảm bảo về độ tinh khiết.

Bạn nên, thường xuyên để ý đến các kích ứng và phản ứng lạ thường của cơ thể khi sử dụng sản phẩm chứa Petrolatum. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, ngưng sử dụng sản phẩm này ngay và đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

4.2 Nhiễm trùng.

 Làm sạch da không đúng cách hoặc để da ẩm ước khi thoa Petrolatum có thể gây nhiễm trùng nấm hoặc viêm nhiễm. Một lọ bị ô nhiễm cũng có thể lây lan vi khuẩn sang các vùng khác.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nhi khoa vào năm 2000 cho biết, nếu dùng Petrolatum để trị liệu cho trẻ sơ sinh, sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nấm men. Bởi khi bôi Petrolatum sẽ tạo điều kiện môi trường ẩm ướt, ấm ám thuận lợi cho các vi nấm phát triển trên da.

4.3 Rủi ro khi hít phải.

Khi sử dụng sản phẩm có chứa Petrolatum bôi trơn quanh vùng mũi, Nếu hít phải quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ bị viêm phổi. Đây là một dạng nhiễm trùng do hít phải chất béo.

4.4 Lỗ chân lông bị tắc.

 Một số người có thể bị nổi mụn khi sử dụng Petrolatum, do nó có độ bám trên da khá tốt và đặc biệt hợp chất này còn có tính kỵ nước. Điều này có nghĩa là Petrolatum sẽ không tan trong nước, khi sử dụng trên da quá nhiều, nó sẽ gây tắc lỗ chân lông. Khi bạn muốn da được hô hấp tốt hơn thì nên nói không tuyệt đối với Petrolatum.

5.Petrolatum có ảnh hưởng đến môi trường.

Petrolatum là dạng tài nguyên không thể phục hồi bởi nó là một dạng dầu thô. Dù hàm lượng của hợp chất này trong các mỹ phẩm không nhiều như dùng trong công nghiệp, máy móc và xe cộ. Tuy nhiên cơ quan quản lý y tế của Canada (Health Canada) vẫn đang xem xét về tác động của Petrolatum đối với môi trường.

Cũng vì sự lo lắng về mức độ tác động Petrolatum với môi trường và tính khan hiếm của nó, các công ty doanh nghiệp khác tìm cách đang thay thế hợp lý thành phần này.  

Các giải pháp thay thế Petrolatum hiện nay là vô cùng đắt đỏ và phức tạp. Người thường dùng tinh dầu dừa hoặc tinh dầu hướng dương để thay thế nó trong mỹ phẩm. Tuy nhiên các loại nguyên liệu này cũng liên quan nhiều đến yếu tố môi trường và chúng đều có ảnh hưởng nhiều cho nông nghiệp. Nếu đưa vào thay thế chính thức sẽ vô hình trung tạo ra nguy cơ thay thế dần cây lương thực.

6.Sự Khác Biệt Của Petrolatum Và Glycerin Là Gì?

Nhiều người nghĩ rằng Petrolatum và Glycerin có tính chất và phản ứng tương tự nhau, tuy nhiên, điều này là không chính xác. Theo nghiên cứu thì chúng là hai hợp chất này hoàn toàn khác biệt nhau trong mỹ phẩm.

Đầu tiên nói về trạng thái thì, Petrolatum tồn tại ở dạng bán rắn Glycerin lại có dạng lỏng. Về tính chất, Glycerin có khả năng hút ẩm từ môi trường và cấp ẩm cho da, còn Petrolatum chỉ có khả năng lượng ẩm sẵn có trên da thôi.

Petrolatum là chất kỵ nước, tức là nó có thể thấm nước nhưng lại không tan trong nước, cho nên nó sẽ giúp cho da được mềm mịn.

Còn Glycerin với khả năng hấp thụ độ ẩm thì nó sẽ cung cấp ẩm cho làn da, nên dùng Glycerin sẽ tạo ra cảm giác ẩm ướt cho da. 

Xem thêm:

Tác dụng của glycerin đối với da

Dựa vào những đặc tính này mà người ta sẽ ứng dụng Petrolatum và Glycerin theo yêu cầu của sản phẩm chăm sóc da.

7.Kết:

Sau khi tìm hiểu Petrolatum là gì và mức độ an toàn của nó, chắc bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng các sản phẩm chứa thành phần này. Độ an toàn của petrolatum là chưa được đảm bảo, thậm chí nó còn được liệt vào những thành phần có hại cho da. Nếu da bạn quá lo lắng về thành phần này, bạn có thể hỏi thêm ý kiến của các bác sĩ da liễu trước khi sử dụng. Hãy biết chăm sóc da của mình một cách an toàn và hiệu quả nhất nhé!