Da Nhạy Cảm Là Như Thế Nào: Nguyên Nhân & Khắc Phục

Da Nhạy Cảm Là Như Thế Nào: Nguyên Nhân & Khắc Phục

Để có thể chăm sóc cho da nhạy cảm đòi hỏi bạn phải có đầy đủ các kiến thức về loại da này. Bởi một làn da nhạy cảm nếu không được nhận biết kịp thời thì tình trạng ngứa, đỏ, bong tróc da sẽ diễn ra thường xuyên. Nó không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn mà còn tăng nguy cơ viêm nhiễm da và rất khó chịu. Để biết được da nhạy cảm là như thế nào? Cách nhận biết làn da nhạy cảm này thì hãy theo dõi bài viết sau nhé!

I. Da nhạy cảm: Định nghĩa – Cách khắc phục

1. Da nhạy cảm là như thế nào?

Rất khó để có thể định nghĩa một cách chính xác làn da nhạy cảm là như thế nào. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng đây là một loại da dễ dàng gặp các vấn đề như mẩn đỏ, sần sùi, khô, bong tróc, ngứa rát… trên bề mặt da.

Da nhạy cảm xuất phát từ việc lớp màng lipid bảo vệ da khỏi các yếu tố từ bên ngoài bị suy yếu. Do đó nó dễ dàng bị kích ứng và nhạy cảm với các yếu tố này hơn so với loại da khác.

Những người có làn da nhạy cảm thường có các biểu hiện phổ biến như bỏng rát, châm chích, nổi mẩn đỏ, căng da, ngứa ngáy khó. Bên cạnh đó, làn da nhạy cảm thường có phản ứng rất mạnh với các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, chất tạo mùi, xà phòng… Do đó rất khó để có thể chăm sóc đối với loại da này.

Da Nhạy Cảm Là Như Thế Nào

2. Nguyên nhân của làn da nhạy cảm là như thế nào?

Da trở nên nhạy cảm hơn chính vì lớp màng giữ ẩm tự nhiên của da bị suy yếu và bị phá vỡ do khiến dây thần kinh ở lớp trên cùng bị kích thích nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên làn da nhạy cảm.

Da bị tác động bởi các tia UV do tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.

Da tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm thời gian dài làm nó càng ngày càng suy yếu và suy giảm chức năng tự phục hồi cũng như bảo vệ.

Nhiệt độ thay đổi đột ngột, thời tiết nóng lạnh thất thường, nhất là những nơi có khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ lớn trong ngày.

Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.

Da quá tổn thương khiến cho khả năng tự bảo vệ những mút thần kinh dưới da bị hạn chế và mất đi.

Da bị mất nước, quá khô khiến khả năng dưỡng ẩm kem.

Thường xuyên bị stress, căng thẳng và thời gian nghỉ ngơi không hợp lý.

Kích ứng với chất Clo khi bạn đi bơi.

Nhận được gen di truyền da nhạy cảm từ những người trong gia đình.

3. Da nhạy cảm có bao nhiêu loại?

Nhiều người chỉ biết mình thuộc da nhạy cảm nhưng lại không biết rằng nó còn chia ra nhiều loại khác nhau. Do đó mặc dù biết được da nhạy cảm là như thuế nào rồi nhưng lại vẫn mắc những sai lầm trong quá trình chăm sóc. Nguyên nhân là do bạn vẫn chưa tìm hiểu đủ loại da này. Dưới đây là những loại da nhạy cảm phổ biến.

Da nhạy cảm tự nhiên: Tình trạng da này xuất phát từ yếu tố di truyền, nó cũng giống như bạn đang sở hữu màu da của cha mẹ vậy. Nó có thể là nguyên nhân của các căn bệnh trên da khác bệnh hồng ban, như eczema và bệnh vẩy nến…

Da nhạy cảm với các mỹ phẩm: Đây là loại da mẫn cảm với các sản phẩm chăm sóc da có chứa những hợp chất gây hại, dẫn đến nổi mẩn đỏ, bong tróc, ngứa rát, thậm chí là nổi mụn

Da nhạy cảm với các yếu tố môi trường: Loại da này rất nhạy cảm bởi các yếu tố môi thường như  ánh nắng, khói bụi, thuốc lá, ô nhiễm không khí,…

Da mỏng: da mỏng sẽ tràm trọng hơn khi chúng ta càng lớn tuổi, đồng thời nó cũng dễ bị kích ứng hơn.

4. Dấu hiệu nhận biết làn da nhạy cảm là như thế nào?

Mặc dù đã biết được da nhạy cảm là da như thế nào rồi nhưng bạn vẫn chưa xác định được liệu rằng mình có thuộc loại da này không. Đừng lo lắng, chung tôi sẽ hướng dẫn cho bạn những dấu hiệu nhận biết làn da nhạy cảm sau đây:

Luôn có cảm giác châm chích, ngứa ngáy khó chịu.

Da dễ bị nổi các mẩn đỏ, ửng đỏ vào những lúc trời lạnh.

Da bị khô ráp, căng cưng ở hai bên gò má, dễ bị bong tróc.

Dễ nổi mụn, mụn ẩn nhiều, mụn li ti và cả mụn viêm…

Da có những phản ứng khác thường đối với một số sản phẩm chăm sóc da.

Thời tiết thay đổi thì da cung dễ nổi các mẩn đỏ và bong tróc.

Da nhạy cảm hơn với các tia UV, khi không mặc áo khoác và không sử dụng kem chống nắng thì da có dấu hiệu bị nóng rát, thậm chí là bỏng nhẹ.

Bề mặt da bị mỏng, thậm chí là có thể nhìn thấy các sợi mao mạch hằn lên da.

5. Phân biệt da bị dị ứng và da nhạy cảm.

Nhiều người khi tìm hiểu về da nhạy cảm thường cũng có chung một cảm nhận là nó rất giống với tình trạng da bị dị ứng. Tuy nhiên đây là hai tình trạng da  hoàn toàn khác nhau bạn nhé!

Trên thực tế, dị ứng có mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với da bị nhạy cảm. Da dị ứng là da sẽ có những phản ứng mạnh mẽ với một số thành phần hay các chất lạ trong sinh hoạt hàng ngày.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng da:               

Da bị ửng đỏ, dễ bong tróc.

Khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường bên ngoài hay mộ mỹ phẩm nào đó, làn da có dấu hiệu sưng phồng, đỏ hồng và bỏng rát hơn bình thường.

Da dễ dàng bị đau rát, ngứa ngáy khó chịu khi ăn phải thực phẩm nào đó.

Dễ dàng hình thành các loại mụn như mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ nặng và các loại mụn li ti, mụn đầu đen, mụn đầu trắng…

Khi dùng sản phẩm chăm sóc da cho body bạn thấy nhiều nơi bị nổi mẩn đỏ, phát ban.

Da phản ứng mạnh mẽ với một số mỹ phẩm chăm sóc da. Hãy thử môi một lớp mỏng, nếu bạn thấy có dấu hiệu mẫn cảm như đỏ, ngứa, châm chích thì ngừng sử dụng ngay.

Khi thời tiết thay đổi lạnh và khô, da bạn có xu hướng đỏ và nổi mẩn nhiều, da khô, bong tróc nhiều.

Đặc biệt khi dị ứng nó có thể gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp.

Một số dạng dị ứng phổ biến ở Việt Nam:

Dị ứng với kim loại như niken, vàng và một số kinh loại khác trong trang sức.

Dị ứng chất tạo mùi và Paraben trong mỹ phẩm.

Dị ứng một số thành phần của thuốc chữa bệnh.

Dị ứng với một số thực phẩm trong sinh hoạt hằng ngày.

Một số loại dị ứng sẽ tự động hết sau một thời gian, còn một số lại kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Do đó nếu vấn đề dị ứng nghiêm trọng bạn nên đến cơ sở y tế để ó hướng điều trị tốt nhất.

6. Cải thiện da nhạy cảm như thế nào?

Mức độ nhạy cảm của da sẽ được giảm xuống đáng kể nếu bạn có hướng chăm sóc tốt và thực hiện những biện pháp giúp nâng cao sức đề kháng cho da, giúp da được bảo vệ tốt hơn. Sau đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để cải thiện mức độ nhạy cảm cho da:

Thường xuyên vận động và tập thể dục, thể thao: điều này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp bài tiết độc tố dưới da một cách hiệu quả, kích thích quá trình trao đổi chất và tốt cho việc lưu thông máu.

Không sử dụng các mỹ phẩm kém chất lượng hoặc chứa các thành phần dễ gây kích ứng cho da.

Ưu tiên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, lành tính và chuyên biệt cho da nhạy cảm.

Sử dụng kem chống nắng trước 15 – 20 phút khi phải ra ngoài đường.

Mang kính râm, khẩu trang, nón.. để bảo vệ da tối ưu trước khói và bụi bẩn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các thực phẩm có tính năng làm mát cơ thể, sáng da và bổ sung collagen cũng như các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho da.

7. Khi da nhạy cảm bị kích ứng nên làm thế nào?

Bạn đã biết cách cải thiện da nhạy cảm là như thế nào rồi phải không? Nhưng đó là đối với làn da nhạy cảm trong tình trạng bình thường, còn đối với lúc da đã bị kích ứng rồi thì bạn phải làm gì?

Trong trường hợp kích ứng nặng thì cách tốt nhất là bạn nên tìm đến các bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời. Còn đối với các tình trạng kích ứng nhẹ như nổi mẩn, hơi ngứa rát nhẹ thì bạn cũng có thể làm dịu da ngay tại nhà với các bước sau:

Bước 1:

Làm sạch da.

Trong bước này bạn cần lưu ý là phải sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, có thành phần tự nhiên, không chứa cồn, chất tẩy rửa mạnh và chất tạo mùi. Ngoài ra, bạn cũng có thể rửa mặt bằng nước ẩm để làm dịu kích ứng. Thao tác rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh gây tổn thương nhiều hơn cho da.

Bước 2:

Dùng kem dưỡng ẩm sâu để cung cấp các dưỡng chất cho da và giúp da phục hồi hàng rào tự nhiên bảo vệ da.

Lưu ý: Trong lúc da đang bị kích ứng, bạn không nên tiếp tục sử dụng các sản phẩm trị mụn, dưỡng trắng, trị thâm,… Càng kích ứng nặng, bạn lại càng phải chăm sóc da một cách tối giản nhất, để gia được ổn định rồi mới chăm sóc chuyên sâu.

8. Quy trình lý tưởng cho chăm sóc da nhạy cảm là như thế nào?

Hiểu được da nhạy cảm là như thế nào rồi nhưng quan trọng nhất bạn vẫn phải cần có một quy trình chăm sóc cho loại da nào tốt nhất. Dưới đây là các bước chăm sóc cho da nhạy cảm mà bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Tẩy trang da mặt.

Da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng cho nên nó cần phải tránh xa các vi khuẩn và bụi bẩn. Tẩy trang là bước giúp bạn loại bỏ hoàn toàn các tác nhân này, dù có không trang điểm thì đây cũng là một bước rất quan trọng và cần thiết cho chăm sóc da nhạy cảm. Hãy chọn những loại loại tẩy trang có đặc tính dịu nhẹ, lành tình, không chứa cồn và dành riêng cho da nhạy cảm nhé!

Bước 2: Dung sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch lại da.

Để nâng cao hiệu quả làm sạch, sau khi tẩy trang, bạn cần phải rửa mặt lại với sữa rửa mặt và nước sạch. Bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào mỗi buổi sáng và tối. Khi rửa mặt, thao tác cần nhẹ nhàng, tránh tác mạnh đến các vùng tổn thương. Lưu ý: bạn phải chọn loại sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm để chăm sóc phù hợp hơn.

Bước 3: Sử dụng toner để cân bằng và cấp ẩm cho da.

Mặc dù chỉ đóng vai trò là bước đệm cho các bước chăm sóc sau, như dùng toner cũng là bước không thể thiếu trong skincare cho da nhạy cảm. Toner sẽ làm sạch da hơn, đồng thời cũng giúp cung cấp độ ẩm tạm thời cho da và se khít lỗ chân lông.

Bước 4: Tẩy da chết cho da.

Sau khi sử dụng toner, bạn nên tẩy da chết cho da để tối ưu bước làm sạch các bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn cứng đầu bám sâu trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, chỉ chỉ nên tẩy da chết tối đa 2 lần / tuần và dùng dạng gel dịu nhẹ, tránh sử dụng phương pháp vật lý để không là tổn thương da.

Bước 5: Dưỡng ẩm cho da.

Dưỡng ẩm cho da là bước vô cũng quang trọng. Bởi chỉ khi da đủ ẩm thì nó mới khỏe mạnh và màng bảo vệ tự nhiên cũng được củng cố vững chắc hơn, giảm đi độ kích ứng cho da.

Ngược lại, nếu da không đủ ẩm thì các tuyến dầu dưới da hoạt động mạnh mẽ hơn, gây bít tắc lỗ chân lông và khiến da bị nổi mụn. Hãy chọn những sản phẩm dưỡng ẩm cho da nhạy cảm, có kết cấu dạng gel hoặc lotion nhẹ nhàng, thành phần tự nhiên lành tính.

Lưu ý: Nếu chăm sóc da vào buổi sáng thì bạn chỉ cần rửa mặt, dùng toner, dưỡng ẩm và bổ sung thêm bước dùng kem chống nắng nữa nhé. Hãy chọn những loại kem chống nắng dành riêng cho da nhạy cảm, có chỉ số chống nắng từ ít nhất SPF 30, khi đó mới có thể mang lại tác dụng chống nắng hiệu quả được.

II. Kết

Trên đây là một số thông tin về vấn đề da nhạy cảm là như thế nào và cách nhận biết nó. Da nhạy cảm không phải là một làn da “dễ chiều”, hy vọng với quy trình và cách chăm sóc da nhạy cảm mà chúng tôi đã cung cấp, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc cải thiện làn da này. Chúc bạn sớm thành công nhé!

admin